Đệm vi sinh hay giá thể vi sinh là loại vật liệu được bổ sung vào hệ thống xử lý nước thải, cụ thể là bể sinh học để có thể nâng cao hiệu quả xử lý của bể này nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Đệm vi sinh được hiểu đơn giản như là nơi trú ngụ, nơi ở của vi sinh vật, nó có thể làm từ nhựa hoặc xốp tương đối bền trong môi trường nước thải.

Đệm vi sinh là gì? Nguyên lý hoạt động như thế nào?

 

 

Nguyên lý hoạt động của đệm vi sinh hay giá thể vi sinh?

Đệm vi sinh hoạt động dựa trên nguyên lý về diện tích tiếp xúc của bề mặt giá thể và vi sinh vật trong nước thải. Vi sinh vật sau thời gian thích nghi sẽ bám lên bề mặt của lớp đệm vi sinh hình thành lên lớp màng nhầy có tác dụng phân hủy sinh học các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải. Nguyên tắc chung trong sự phát triển màng vi sinh đó là quá trình tiêu hóa các chất ô nhiễm có trong nước thải  và từ đó hàm lượng chất ô nhiễm sẽ được cải thiện.

Quá trình dính bám của đệm vi sinh có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:

      • Giai đoạn 1 : Dính bám ban đầu. Là quá trình vi sinh vật neo bám vào bề mặt tiếp xúc của lớp đệm tạo nên lớp màng nhầy vi sinh vật. Trong giai đoạn này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, trên cùng một điều kiện, sự phát triển giống như quá trình của vi sinh vật lơ lửng.
      • Giai đoạn 2 : Phát triển. Lúc này khi đã thích nghi, vi sinh vật bắt đầu phát triển trên lớp màng và hình thành nên lớp màng mỏng trên bền mặt đệm, chúng đã có khả năng bắt đầu quá trình tiêu thụ chất ô nhiễm có trong nước
      • Giai đoạn 3 : Trưởng thành. Đây là giai đoạn vi sinh đã phát triển dần đi vào ổn định, lớp màng sẽ từ từ dày lên, hiệu xuất xử lý sinh học là cao nhất. Lượng cơ chất để tiêu thụ phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không lớp màng sẽ bị mỏng đi, gây sụt giảm về sinh khối để tạo sự cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.
      • Giai đoạn 4 : Phân tán. Lớp màng sinh học sau khi phát triển đến độ dày nhất định, nó  không dày lên nữa và trở nên ổn định. Và vi sinh sẽ tự tróc ra khỏi bề mặt của đệm dưới sự tác động của nước . Quá trình trao đổi chất diễn ra, kết quả là phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải duy trì  đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không vi sinh sẽ thiếu chất dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất và sinh khối mới

Các giai đoạn ở trên sẽ diễn ra cùng lúc và xen kẽ nhau giúp cho việc trao đổi chất hay quá trình phân hủy sinh học diễn ra liên tục. Đồng thời quá trình phân hủy nội bào và quá trình tăng sinh khối diễn ra cùng nhau vì vậy lớp màng sinh học luôn ở trạng thái ổn định và có hiệu quả “làm việc” tốt nhất.

Ứng dụng của đệm vi sinh.
Dựa vào nguyên lý hoạt động của vật liệu đệm vi sinh, người ta đã ứng dụng rất hiệu quả trong việc xử lý nước thải, tăng hiệu quả của quá trình phân hủy sinh học, giảm tối đa lượng bùn được sinh ra, giúp hệ thống hoạt động tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt, giảm thiểu tối đa mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm nguy cơ ô nhiễm mùi.

Một số loại vi sinh đang phổ biến trên thị trường:
  • Đệm vi sinh MBBR- Giá thể vi sinh di động MBBR
  • Đệm vi sinh dạng hạt xốp
  • Đệm vi sinh dạng cầu
  • Đệm vi sinh dạng sợi
  • Đệm vi sinh dạng bông mai
  • Đệm dạng sợi PP Đài Loan
  • Đệm vi sinh dạng tấm tổ ong
  • Đệm vi sinh dạng cầu gai

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ MUA HÀNG:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MỘC VIỆT

Địa chỉ: 74/41 Đường HT35, Khu Phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM

VPGD: 196/31/5 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. HCM

Điện thoại  028.3880 8886    –    Hotline: 0902 488 179
Email:   sales.mocvietco@gmail.com
Websitemoitruongsach.com.vn

Phone Icon Zalo Icon Facebook Icon